Kết quả tìm kiếm
25 items found for ""
- Tuổi 18 là cột mốc rất đáng nhớ, cũng rất đáng tự hào.
Đây chắc là một bài viết rất dài. Hy vọng các em sẽ thấy nó có ích. Đây không phải là một bài viết học thuật như chia sẻ tips thi đại học hay chọn ngành. Chỉ là một bài viết động viên các em dũng cảm theo đuổi thứ mà mình thích và tự tin vào bản thân mình. Chị là một đứa nhạy cảm và rất tự ti. Khoảng thời gian đi học với chị mà nói là những tháng ngày chị cố gắng làm tròn trách nhiệm một học sinh gương mẫu và một đứa con ngoan. Chị luôn cố gắng làm hài lòng người lớn. Dĩ nhiên nó tính cả việc chị cần đạt những thành tích này kia, điểm số của chị phải thế nào, chị phải chăm chỉ ra sao. Nó rất áp lực. Nhiều lúc chị chỉ muốn từ bỏ và khóc thật to vì chị rất sợ. Chị sợ nếu như chị làm mọi người thất vọng thì sao. Chị trong mắt mọi người sẽ tệ như thế nào? Nhưng mà các em biết không, chị chưa từng hỏi bản thân rằng chị có thất vọng về chính mình không? Sau cả một quãng thời gian chăm chỉ như vậy, chị có thấy mình tệ không? Chị ít khi hỏi mình cảm thấy thế nào. Vì từ lâu rồi chẳng có ai hỏi chị như vậy. Chẳng có ai hỏi chị thích không, có muốn làm điều đó không? Chị cũng ít khi được dạy về kỹ năng đối mặt với thất bại. Mọi người thường hay nghĩ thất bại là bỏ đi, thất bại là mất hy vọng. Vậy nên mỗi lần chị làm sai chuyện gì, chị đều cảm thấy bản thân mình rất tệ. Chị trách chính mình tại sao không nghĩ tới chuyện này sớm hơn, tại sao không cố thêm chút nữa. Nguồn ảnh: Phim Điều tuyệt vời nhất của chúng ta Nhưng mà ở thời điểm thất bại đó phụ thuộc vào rất nhiều thứ. Ví dụ như vào tình trạng tâm lý, sức khoẻ thể chất, kinh nghiệm ở độ tuổi nhất định và kỹ năng được dạy,… Có rất nhiều yếu tố để dẫn tới sự thất bại. Nhưng chúng ta không nên đổ lỗi cho bất kỳ lý do nào vì nó gần như là một chuỗi sự việc liên tiếp với nhau. Chúng ta nhìn vào thất bại, học được điều gì ở nó rồi chúng ta sẽ dũng cảm đi tiếp. Học đại học có khó không hả? Khó chứ. Học cái gì cũng khó. Nhưng đó là sự trải nghiệm. Em học ở trường chuyên cũng được, không chuyên cũng được, trường nghề cũng được. Hay là em gap year mấy năm để trải nghiệm cuộc sống cũng được. Miễn là em đừng tự ti về bản thân, đừng tự giới hạn môi trường phát triển của mình. Học trong nước hay ngoài nước đều là học. Ở đâu em cũng có cơ hội phát triển như nhau. Hãy nhớ là mỗi cánh cửa sẽ đưa em tới một thành công riêng. Đừng tự ti vì mình không được như người ta. Kết quả của họ chưa chắc đã áp dụng được với mình. Đừng bận tâm quá nhiều về ngành học nào sau này sẽ cho em mức lương cao hay đưa em tới chức giám đốc. Em phải trải nghiệm trước đã rồi mới biết được mình giỏi cái gì, muốn học cái gì. Lương cao cũng rất tốt, giám đốc lại càng tốt hơn. Nhưng hãy làm điều đấy vì em muốn thế. Chứ không phải bố mẹ em muốn thế. Hãy đấu tranh cho sự tự do và cuộc sống mơ ước của mình. Vì chị biết không phải gia đình nào cũng ủng hộ con cái làm điều đó. Đừng lo mọi thứ quá nhiều. Em mới chỉ 18, em mới còn rất trẻ. Những người em ngưỡng mộ thì hãy ngưỡng mộ thôi, không cần ép bản thân phải giống như họ. Có những cơ hội sẽ đến từ từ theo thời gian khi mà em thực sự cố gắng sống trọn vẹn nhất. Còn trẻ thì không có gì lắm ngoài thời gian em nhỉ? Hãy tận dụng khoảng thời gian đó để sống, chứ đừng tồn tại. Chị không có gì để khoe với em về chị ở hiện tại. Nhưng chị đã từng giống em. Cũng lo lắng và sợ hãi như vậy. Chị cũng chỉ là một cô gái bình thường đang cố đấu tranh cho hạnh phúc của chính mình mà thôi. Nhưng chị không hối hận, chị cũng biết ơn lắm. Vì mỗi ngày chị đều đang sống. Gửi tới em một cái ôm. Tuổi 18 là cột mốc rất đáng nhớ, cũng rất đáng tự hào. Này, em cũng giỏi lắm đấy.
- Định nghĩa thành công
Hôm rồi mình có cơ hội nói chuyện với một chị khách. Mình với chị ấy nói về thói quen làm việc của thế hệ cũ và thế hệ mới hiện tại. Mình kể với chị ấy về việc ông bà và ba mẹ mình đã chăm chỉ làm việc ra sao và cả việc họ đã cố chấp với việc làm 24/7 như thế nào. Không phải chỉ có mình Việt Nam mà cả những đất nước khác nữa, kể cả những đất nước phát triển. Chúng mình đều làm việc để kiếm tiền và để lo được cho mọi thứ xung quanh. Mình quen nhiều người dân bản xứ bên này họ vẫn làm việc vô cùng vất vả. Thực ra tư tưởng làm không nghỉ đó không chỉ có mỗi người Châu Á. Từ đó chúng mình sinh ra nhiều khái niệm giàu có hay thành công khác nhau. Nhiều người cho rằng phải an cư mới lập nghiệp. Tức là họ nhất định phải có nhà cửa có xe cộ có tài sản thì mới được cho là ổn định. Mình không phủ nhận điều đó, tuy nhiên khái niệm thành công cũng có thể được nhìn theo một góc khác. Một góc nhìn mới cởi mở hơn. Thành công với mình là khi mình có thể cân bằng được công việc với cuộc sống và cả thời gian cho bản thân. Làm được tất cả điều này nhưng vẫn giữ được bản chất vốn có của mình: chân thành, sẵn sàng cho đi và luôn truyền năng lượng tích cực tới mọi người. Đây là khái niệm thành công của mình. Mình không cho rằng bản thân cần phải làm tới kiệt sức, vì điều này làm ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm lý và ảnh hưởng tới chất lượng công việc lâu dài của mình. Bên cạnh đó, mình hiểu được rằng mình cần phải giàu có theo một cách đúng nghĩa. Tức là mình không lợi dụng người khác (both of mental health and physical health). Mình không sử dụng lòng tin của họ để làm giàu có cho chính mình. Mình cũng sẽ không keo kẹt với bản thân vì mình biết việc chăm sóc bản thân mới chính là món lời lâu dài nhất. Cậu có thể làm việc, có thể phải cố gắng rất nhiều. Nhưng hãy thành công theo cách cậu muốn. Đừng thành công theo cách người khác muốn. Đáp án của họ không lời giải của cậu. Hãy tìm một con đường cho chính mình và sống hạnh phúc với nó nhé!
- Những ngày cậu cảm thấy bản thân mình chẳng có điểm nào tốt, cậu sẽ làm gì?
Mình hay bị rơi vào vòng xoáy như vậy, mình cố rất nhiều nhưng mà chẳng thể thấy bản thân mình đủ tốt. Không biết mình nên làm gì cho phải. Cũng sợ làm tổn thương người khác, nhất là những mối quan hệ mà mình trân trọng. Mỗi khi buồn mình sẽ đi trốn. Trốn ở góc nào đó mà chẳng ai biết mình là ai. Mỗi khi sợ, mình sẽ tiếp tục sợ. Vì mình hiểu cảm giác cố phải tỏ ra tích cực. Điều đó còn đáng ghét hơn. Mỗi khi lạc lõng, mình sẽ tự tìm niềm vui cho bản thân. Làm cái gì đó mà mình ít khi làm, như là việc chạy ra ngoài vào một ngày Melbourne rét tê buốt. Chân chỉ kịp xỏ chiếc dép hồng và chùm chiếc mũ len lên đầu. Mà Norman hay gọi cái thời trang này của mình là thời trang kiểu "của mình". Chẳng giống ai, cũng chẳng đẹp mấy. À thì ngoài đi chơi ra, mình chỉ cần mặc ấm là được. Cầm theo bình nước ấm và chiếc son nẻ. Thế là xong. Vứt mình ở đâu cũng được. Vậy đó. Cậu đừng nghĩ "bứt phá" là phải làm cái gì đấy to tát. Đôi khi chỉ là chấp nhận bản thân mình thôi này.
- Bạn cần dũng cảm sống cho bạn vì sẽ không ai thay bạn làm điều đó
Tuổi 18, Bạn gặp phải vô số những góp ý từ mọi người xung quanh rằng bạn nên theo đuổi thứ này thứ kia. Sau này bạn sẽ có nhiều tiền và bạn sẽ sống sung sướng. Ở độ tuổi này bạn vẫn chưa hiểu được thực sự thế nào là hạnh phúc. Có thể bạn rất thích tiền, nhưng mà khi bạn nhìn thấy và cảm nhận được sức nặng của đồng tiền rồi thì bạn lại thấy sợ. Đôi lúc bạn khao khát một cuộc sống bình thường. Chúng ta chỉ cần vừa đủ thôi có được không? Vừa đủ và được sống hạnh phúc làm điều mà bạn thích. Nhưng mà ít ai coi rằng việc "vừa đủ" là bình thường. Như mình từng nói mình không rõ mình có thích sống ở nước ngoài hay không. Lời nói này của mình bị mọi người chỉ trích thậm tệ. Vì họ cho rằng mình khác người quá. Thứ người ta khao khát tại sao mình lại không cần? Mình luôn tự hỏi, khác biệt liệu có tệ đến vậy? Sau cùng thì mình luôn nỗ lực đấu tranh cho cuộc sống hạnh phúc của mình. Có hàng nghìn lý do xuất hiện khiến mình cảm thấy lệch hướng. Nhưng rồi vào cuối ngày, hoặc một ngày bình yên nào đó, mình cảm thấy hạnh phúc với từng sự phát triển của bản thân. Mình thực sự, đang tiến về phía trước. Gửi tới những bạn đang cảm thấy sợ hãi khi là chính mình, bạn cần dũng cảm sống cho bạn vì sẽ không ai thay bạn làm điều đó. Cũng như không ai có thể khiến bạn thực sự hạnh phúc ngoài sự lựa chọn của bạn
- Tại sao những câu nói "Self-help" không còn tác dụng đối với cậu?
Những năm trở lại đây, chủ đề về "self-help" hay "những câu nói chữa lành" đang được rất nhiều bạn đọc hướng đến đặc biệt là GenZ. Khi cậu đọc được những câu nói ấy, trong lòng cậu bừng bừng nhiệt huyết, cậu nghĩ rằng mình có thể đương đầu với mọi khó khăn nhưng rồi khi cảm xúc ấy qua đi, bản thân cậu cảm thấy mình như một quả bóng bị xì hơi, xẹp lép. Có nghĩa là những câu nói đó không thực sự tác động vào sâu bên trong cậu. Mình từng viết nhiều chủ đề về "self-help". Khi viết về nó, mình cũng cảm thấy bản thân mình được an ủi. Nhưng dần dần, mình phải thừa nhận, mình chán với việc phải đọc những thứ tích cực. Đôi lúc nó không thực tế với mình mà thậm chí nó còn bắt mình phải xa lánh thực tế. Nó như một dạng "tích cực độc hại" mà mình đã viết trước đó. Mình nhận ra, "self-help" không quá thần kỳ như mình vẫn nghĩ. Nhưng mình vẫn không phủ nhận tác dụng của nó, chỉ là đôi lúc cách chúng ta truyền tải sự tích cực nó bị lệch hướng dẫn đến phản tác dụng. Đôi khi những bài viết liên quan đến "self-help" nó quá chung chung, không thực tế khiến cậu quên đi mất bản thân thực sự cần gì. Nhiều khi, cậu cảm thấy bị "dẫn dắt" bởi những lời văn đó, nó không mang tính bền vững mà chỉ đưa ra những giả định nhằm mang tính thuyết phục. Nhiều khi, những người "đa cấp" họ hay dùng câu văn mang tính chất "self-help" để thuyết phục người mua. Làm họ cảm thấy thành công quá dễ dàng, nếu người đó làm được cậu cũng có thể làm được. Mà cái khó ở đây là, mỗi người một hoàn cảnh khác nhau. Chúng ta không thể áp dụng công thức của người khác vào cuộc đời của mình. Khi những niềm vui đó qua đi, cậu lại quay về với cảm xúc cũ. Cậu lại mông lung và sợ hãi, không biết nên làm thế nào cho phải. Dĩ nhiên, không phải ai cũng có thể tiếp thu được hết những gì người viết truyền tải, và hiển nhiên, không phải tác giả nào cũng có khả năng truyền tải được đến tất cả người đọc. Điều cậu cần làm là tiếp thu những thông tin một cách có chọn lọc. Dù nhiều người có nói "Thông tin đó tích cực lắm, đọc xong vui liền" thì cậu cũng không cần tự ép mình đọc nếu cậu cảm thấy không hợp. Điều quan trọng nhất vẫn là cậu tìm được đường đi cho chính mình, tìm được tác giả cậu yêu mến. Đọc để chữa lành, viết cũng để chữa lành. Hãy chọn những món ăn tinh thần hợp với chính mình cậu nhé.
- Khi bạn cảm thấy mình không ổn, đừng cố làm gì cả.
Vì là đứa nhạy cảm nên tâm trạng của mình rất hay bị dồn vào đường cùng. Lúc mười mấy tuổi thì sẽ bị kiểu bồn chồn. Hai mấy rồi thì ngồi thẫn thờ. Kiểu vậy đó. Cơ mà có một cái hay là đối tượng dồn tâm trạn của mình vào đường cùng đã có sự thay đổi lớn. Trước đó thì ai cũng có thể làm mình tổn thương. Hiện tại thì chỉ có những mối quan hệ ràng buộc bởi lợi ích nên mình mới thấy thẫn thờ. Nói là thẫn thờ vậy thôi chứ lần nào mình cũng cố gắng đối mặt. Thiệt tình chuyện nó không to tát vậy đâu. Nhưng mà ai bảo cái tính mình từ bé tới giờ cứ hay nghĩ sâu nghĩ xa như vậy. Không bỏ được, muốn cũng không được. Mà mình cũng quen với nó rồi. Dạo gần đây mình có một cái giải trí mới. Mình chơi game. Nghe vô bổ nhỉ. Nhưng mà nó hiệu quả thật đấy. Mình chẳng bao giờ nghiện cái gì đâu. Nhưng mà thi thoảng, mình cũng nên cho phép bản thân mình "đam mê" cái gì đó ngoài những việc phải động não. Giải trí thật sự. Ít ra trong khoảng thời gian ngắn mình cảm thấy thoải mái. Có những ngày bạn không nên làm gì cả. Thật đấy. Ngồi xuống và đừng làm gì hết. Đừng cảm thấy có lỗi. Nghỉ ngơi thôi 🌱
- Làm thế nào để hài hòa "introvert" và "extrovert"?
Hồi trước đó, mình chắc chắn được gọi là "cực nhút nhát". Mình nhát người tới độ mà mình không dám mở miệng để hỏi xin cốc nước. Hoặc mình còn chấp nhận đi đường vòng vì không muốn đi qua nơi đông người. Cho tới khi mình lên Cấp 3, thêm một khoảng thời gian đấu tranh để có một chỗ đứng nhất định. Gọi là chỗ đứng nó to tát chứ thực ra là đi tìm kiếm bản thân. Mình cứ nghĩ mình sẽ thoát ra khỏi vỏ bọc của một introvert tiêu cực rồi nhưng khi đối mặt với đám đông, mình vẫn có chút bài xích. Tiếp tới khi đi du học, khoảng thời gian 1 năm đầu mình nỗ lực để kết bạn hết sức có thể. Vì mình đang ở một quốc gia mới, mình bỏ lại hết quá khứ ở đằng sau, bắt đầu lại từ đầu. Vậy mà mình vẫn cảm thấy lạc lõng một phút chốc nào đó. Khi bỗng nhiên những điều mình thích lại không tìm được ai đó hoà hợp. Mọi người tin mình đi là mình đã cảm thấy rất rất khác biệt đấy. Sự khác biệt đấy làm mình tủi thân, thật nhiều. Tính cách của mình vẫn tiếp tục thay đổi. Cho tới một ngày mình nhận ra mình không thích ra ngoài nữa. Mình bắt đầu ngại giao tiếp với mọi người. Chỉ là ngại thôi, kiểu lười, chứ không phải không thể. Lúc đó mình nghĩ bản thân mình đang ở ngưỡng "hoà hợp". Mình sôi nổi khi cần thiết, tươi cười khi cần thiết. Khoảng thời gian ở nhà mình chỉ muốn được ì trên giường mà thôi. Mình nhớ có bạn hỏi mình rằng, liệu tính cách như vậy có bị coi là giả tạo không? Mình cũng phải hỏi bản thân mình điều đó. Mà mình nghĩ là không. Mình không gọi là giả tạo, có chăng chỉ là che giấu cảm xúc mà thôi. Vậy nên cậu cứ là bất kì ai cậu muốn nhé. Miễn là cậu hạnh phúc. Không sao cả, chúng ta đều thay đổi mà.
- Giới thiệu khoá Mentoring 1:1
Bạn muốn được bước ra khỏi vòng an toàn Trong hành trình xuất bản sách, sáng tạo nội dung và xây dựng thương hiệu cá nhân, tôi nhận được nhiều câu hỏi từ các bạn muốn đi cùng hướng. Nhưng để hướng dẫn các bạn đi đúng hướng thì cần rất nhiều thời gian. Và hiển nhiên một câu trả lời đơn thuần sẽ chẳng thể đáp ứng cho các bạn. Vì thế mình offer cho các bạn chương trình "Mentoring 1:1" trong xuyên suốt 6 tháng. Mình sẽ là người hướng dẫn, người bạn đồng hành của các bạn, hỗ trợ các bạn đi trên con đường các bạn chọn. Bạn nhận được gì khi tham gia chương trình? Tháng đầu: Chữa lành - thấu hiểu bản thân - tìm ra mục tiêu cốt lõi với phương pháp Design Thinking - rèn luyện tư duy phản biện Tháng 2: Xác định lộ trình chính với SMART GOALS - học viết/sáng tạo nội dung Tháng 3: Tham gia khoá học Canva - thiết kế “thương hiệu cá nhân” Tháng 4: Xây dựng “kênh” thương hiệu cá nhân qua Facebook/Instagram Tháng 5: Bổ sung các kỹ năng mềm Tháng 6: Review - Reflection Chương trình này dành cho ai? Những bạn năm nhất đại học đang mông lung tìm kiếm con đường riêng cho bản thân Những ai muốn bước ra khỏi vòng an toàn nhưng cần sự dũng cảm Những bạn muốn được thay đổi bản thân nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu Những bạn muốn trở thành tác giả sách, người truyền cảm hứng hay muốn được chia sẻ câu chuyện của mình tới mọi người Chương trình học như thế nào? Tham gia vào group nhóm Mentoring 1:1 để nhận update chung và chia sẻ từ mình Nhắn tin riêng qua kênh social media phù hợp cho cả 2 Cố định 1 buổi call/tháng Không học qua Zoom - chúng ta sẽ đọc tài liệu, hoàn thiện bài tập được giao và chấm chữa Trong suốt quá trình được giao bài tập thì sẽ cần sự tự chủ của các bạn, bạn cần chủ động hỏi mình những điều cần thiết và mình sẽ hướng dẫn cho bạn. Nhưng mình sẽ không chỉ tận tay cho bạn khi bạn còn chưa đọc hết tài liệu và đọc kỹ hướng dẫn làm bài tập Chương trình học này sẽ không phù hợp với những bạn chưa biết quản lý quỹ thời gian hợp lý, không có sự chủ động, quyết tâm trong học tập. Mình chỉ nhận những bạn thực sự có mong muốn được thay đổi Làm thế nào để đăng ký chương trình học? Bạn có thể gửi mail cho page @23thang12.cleverness và nhận được mail update chi tiết hơn về thông tin của khóa học Sau đó, bạn cần dành thời gian chia sẻ những điều bạn đang muốn làm, dự định của bạn và cuộc sống mà bạn mơ ước để chúng ta hiểu nhau hơn Khi đã đi được tới kết luận rằng mình đủ khả năng để hỗ trợ bạn, chúng ta sẽ bắt đầu điền form đăng ký Học phí bạn hoàn toàn có thể chia ra và đóng theo tháng, nên bạn không phải lo rằng bạn phải trả một cộp tiền to đùng.
- Cách kiếm thêm kinh nghiệm cho sinh viên năm nhất
1. Tham gia vào những dự án cộng đồng Phi Chính Phủ Tham gia vào những dự án này bạn hoàn toàn có thể tự tin ghi vào trong CV của mình. Đây cũng là một điểm cộng của bạn vì nhà tuyển dụng biết bạn là một người năng nổ, chịu khó tìm kiếm cơ hội học hỏi. Thông qua những dự án này bạn cũng có thể rèn luyện những kỹ năng mềm của mình và đồng thời cũng xây dựng được sự tự tin từ những vị trí mà bạn đảm nhận. Thêm vào đó, bạn có thể coi dự án như một vị trí “intern không lương" để rèn luyện bản thân mà vẫn đem lại giá trị tích cực cho cộng đồng. 2. Tự xây dựng những dự án cá nhân Việc tự học cũng là một ưu điểm mà bạn có thể tự ti để khoe. Những dự án cá nhân của bạn có thể không thu hút được nhiều người quan tâm. Nhưng bạn đã có những kinh nghiệm về cả một quá trình từ việc phải bắt đầu từ đây, xây dựng thế nào, phát triển và duy trì nó ra sao. Từ kinh nghiệm bạn có, bạn sẽ hiểu hơn về những khó khăn mà bạn phải trải qua. Từ đó bạn cũng chuẩn bị được những kinh nghiệm thực chiến cho mình. Quan trọng hơn cả là khả năng tư duy, sáng tạo, quản lý thời gian và multitask của bạn. 3. Trau dồi thêm kiến thức bằng việc đọc sách, đọc nhiều case study, Youtube hay những khoá học trên HubSpot/Coursera/LinkedIn hay những khoá học trả phí khác Để xây dựng sự tự tin của mình thì bạn cần phải có kiến thức đúng không. Kiến thức sẽ giúp bạn thực hành mọi thứ dễ hơn và bớt mông lung hơn. Không nên giữ tư tưởng không kinh nghiệm - không tự học - không biết gì mà muốn có một công việc tốt. Bạn cần phải có kiến thức để có được những công việc, môi trường làm việc lành mạnh như bạn mong muốn. Đừng làm việc chỉ vì tiền. Hãy làm việc để được học hỏi, được phát triển bản thân, được va chạm và hơn thế nữa nhé. 4. Mở rộng mối quan hệ - tích cực học hỏi “Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau". Mình biết nhiều bạn năm nhất dựa vào khả năng giao tiếp, ăn nói của mình nên đã có được rất nhiều mối quan hệ chất lượng. Những mối quan hệ này giúp các bạn ấy có thêm nhiều cơ hội hơn cho chính mình. Đồng thời các bạn ấy cũng có nhiều tài nguyên để hỏi xin sự giúp đỡ hơn. Dĩ nhiên không phải mở rộng bừa mà được đâu, cũng chẳng phải thảo mai một cái là có một mối quan hệ chất lượng. Tất cả các mối quan hệ đều cần xuất phát từ sự chân thành. Có thể bạn không giỏi giao tiếp nhưng bạn cần là người chân thành, đáng tin cậy. Dần dần, những con đường bạn đi sẽ xuất hiện những người bạn, đừng ngần ngại mà bước đi cùng họ nhé.
- Tại sao với mình mindset lại quan trọng tới vậy?
Hôm nay mình có một buổi thuyết trình về người có sức ảnh hưởng lớn nhất trong sự nghiệp của mình. Mình đã lên tiếng kể về sự thay đổi của mindset có tác động lớn tới quá trình phát triển bản thân thế nào. Giảng viên của mình đặt ra những câu hỏi là người đó có đem lại cho em một định hướng cụ thể nào không? Kiểu như có giúp mình đưa ra một định hướng cho nghề nghiệp hay sự việc không? Mình trả lời cô ấy rằng người đó là người thay đổi mindset của em và giúp em tin vào chính mình. Tức là người đó không định hướng em tới một công việc cụ thể, mà người đó cho em động lực để trở thành bất kỳ ai mà em muốn. Tại sao với mình mindset lại quan trọng tới vậy? Bởi vì du học sinh Châu Á như chúng mình phải chịu quá nhiều định kiến từ gia đình, từ xã hội. Hoặc ngay cả việc là phụ nữ hay là bất kỳ giới tính nào khác, những áp lực mà một người trẻ phải gồng gánh là quá lớn. Bởi vì từ bé chúng mình đã được dạy để trở thành đứa trẻ biết nghe lời. Đôi khi nghe lời một cách thiếu chính kiến, thiếu tự lập, thiếu tự tin và có phần mù quáng. Những điều này đã bó hẹp khuôn khổ hay bản băng của một đứa trẻ (nhất là khả năng tự học) để trở thành những gì chúng muốn. Sau đó, mình và cô giảng viên đã có một buổi talk về văn hoá, môi trường làm việc và mindset. Các bạn cùng lớp với mình cũng nói họ phải thừa nhận cuộc sống của họ có quá nhiều thuận lợi. Thực sự, đối với mình hiện tại. Mình muốn sống và làm những gì mình muốn. Trải qua thật nhiều vấp ngã để có những chiến tích thật đẹp. Trở thành một người lớn tử tế, sống đúng với trái tim mình mách bảo.